Tầm Quan Trọng Của Thánh Lễ (Tiếp)

Sống đạo hôm nay:           TẦM QUAN TRỌNG CỦA THÁNH LỄ   (Tiếp)

Tham dự hữu hiệu và chủ động
Giá trị lớn lao vô cùng của Thánh lễ khiến ta hiểu rằng cần phải ý thức và cung kính tham dự hy tế của Chúa Ki-tô chừng nào. Thờ lạy, yêu mến và thống hối phải là những tâm tình ưu tiên nơi mỗi người chúng ta.
Công đồng Va-ti-ca-nô II đã phản ảnh sống động hình ảnh mà Đức Pi-ô XII diễn tả về Thánh lễ, đó là “trạng thái Chúa Giê-su trong tâm tình khiêm tốn, vâng phục tự hiến cho Chúa Cha, nghĩa là những tâm tình thờ lạy, yêu mến, ngợi khen, cảm tạ dâng lên Chúa cao cả, để ta rập mẫu tình trạng của lễ, theo lời giáo huấn của Phúc Âm, từ bỏ và tự tình chấp nhận hy sinh đền tội, thống hối, đền bù tội lỗi ta.”
Thực vậy, tham dự sống động Thánh lễ Mi-sa là làm cho ta nên của lễ như Chúa Giê-su, và tiếp tục “hoạ lại trong ta trạng thái đau thương, khổ hình như Chúa Giê-su” (Đức Pi-ô XII), cho phép ta nên “đồng bạn trong sự đau khổ của Người” như ta “đồng tử nạn với Người” (Pl 3,10). Những gì còn lại chỉ đơn giản là nghi lễ, lễ phục.
Thánh Grê-gô-ri-ô Cả dạy: “Hy sinh bàn thờ ta dâng lên Chúa chỉ thực sự được chấp nhận khi ta dâng chính mình như của lễ.” Phản ảnh tín lý này, các cộng đồng tín hữu ban đầu thường cử hành nghi thức thống hối, hát kinh cầu các Thánh, đi rước tới bàn thờ để cử hành Thánh lễ do Đức Giáo Hoàng chủ toạ. Theo Thánh Tô-ma Tông Đồ, nếu ta đi dự lễ với tâm tình ấy, phải coi như ta nói: “Nào ta cùng đi và chết với Thầy” (Ga 11,16).

Khi Thánh nữ Ma-ga-ri-ta Ma-ri-a A-la-cô-que dự lễ, Ngài chăm chú nhìn lên bàn thờ, chẳng bao giờ rời mắt khỏi Thánh Giá và cây nến sáng. Sao vậy? Vì tâm trí Ngài đã có hai ấn tượng này: Thánh Giá gợi lại những gì Chúa Giê-su đã làm cho Ngài, nến cháy nhắc nhở những gì Ngài phải làm cho Chúa, nghĩa là hy sinh và hao mòn bản thân cho Chúa và các linh hồn.

(Còn tiếp)