Ðaminh Phạm Trọng Khảm, chánh án, Dòng Ba Ða Minh; sinh năm 1780 tại Quần
Cống, Nam Ðịnh; chết ngày 13 tháng 1 năm 1859 tại Nam Ðịnh. Ngài là một nhân vật
giầu có và được dân chúng kính nể, và cũng là bề trên của Dòng Ba Ða Minh. Ngài
cùng với con trai và nhiều người trong tu hội phải chết vì bảo vệ cho các giáo sĩ. Phong
Á Thánh 1951. Lễ kính Ngày 13 tháng 1.
Được tin quan đền làng truy bắt các linh mục, Cụ An Khảm tìm cách đưa các Ngài đi
trốn sang làng khác. Lính tráng ập vào làng tuy không bắt được Linh mục nào, nhưng
tìm thấy một số áo lễ , sách và tượng ảnh nên đã bắt trói Cụ An Khảm, Cai Tả và Cai
Thìn và một số người khác, rồi giải về Nam Định. Về tới Nam Định, hai cha con cụ An
Khảm được gặp nhau trong những lần ra tòa, và sau này được giam chung. Hai cha con
vui mừng và xúc động khuyến khích nhau chịu khổ vì lòng kính mến chúa Kitô.
Tất cả những tù nhân Quần Cống hẹn với nhau quyết tâm trung thành với đức tin, dù
phải hy sinh mạng sống. Riêng cụ An Khảm đã nhiều lần đại diện cả nhóm trả lời với
quan, đã tìm cách giáo lý trong đạo.
Một hôm sau khi bắt được Đức Cha Xuyên, quan cho dẫn ba ông đến trước mặt Đức
Cha. Các ông kính cẩn chào hỏi và không dấu được niềm vui gặp lại vị chủ chăn của
mình. Thấy thế quan phỏng đoán và kết tội các ông chứa chấp vị thừa sai này. Tuy thực
sự Đức Cha đã ở nhà mình, cụ An Khảm tìm cách trả lời chung chung : “Là ngừơi tín
hữu, chúng tôi tôn kính và yêu mến bất cứ một linh mục nào, dù chưa hề quen biết.”
Sau bốn tháng rưỡi bị giam, một hôm quan báo cho biết là cả ba vị đều bị kết án xử
giảo. Ông Cai Thìn hỏi lại án đã kết tội gì, quan cho hay là tội chống lại nhà vua. Ong
Thìn cực lực phản đối. Cuối cùng theo đề nghị của ông, bản án được viết thêm bốn chữ
“bất khẳng quá khóa”; nghĩa là tội không chịu bước qua Thập Giá. Các ông vui mừng
hân hoan vì được chết cho Đức Kitô. Và trong những ngày còn lại, các ông chuẩn bị sốt
sắng đón chờ ngày lãnh nhận hồng phúc tử đạo.
Ba vị chứng nhân đức tin đã cảm nghiệm sâu xa lời Đức Kitô chúc phúc cho những
người bách hại vì danh Ngài. Đối với ba vị, bị bắt chịu khổ nhục, bị giết vì danh Đức
Kitô là niềm vinh phúc lớn lao. Các vị đã hân hoan đón chờ nó, đồng thời khích lệ an ủi
các tín hữu khác. Và khi nghe báo giờ xử tử đã tới, cụ An Khảm vui vẻ nói với mọi
người : “Cha con chúng tôi hôm nay được nước Thiên Đàng”. Cả ba vị đã sẵn sàng giả
từ trần gian để về hợp đoàn với hàng ngũ các thánh Tử Đạo, và mở rộng đôi tay đón
nhận phần thưởng vinh phúc Chúa đã hứa ban cho những tôi trung của Ngài.
Ngày 13-01-1859, ngoài ba vị An Khảm, Cai Tả và Cai Thìn còn có bảy giáo hữu làng
Quần Cống khác được đưa ra pháp trườngBảy Mẫu, Nam Định. Trên đường đi các vị
lớn tiếng đọc kinh. Đến nơi xử các vị tiếp tục đọc kinh Tin, Cậy, Mến và nhiều lần kinh
Ăn Năn Tội chung với nhau, rồi lớn tiếng kêu Chúa Giêsu.
Quân lính mạnh tay xô các vị té ngửa trên đất, rồi trói chân tay từng người vào cọc đã
chôn sẵn. Mỗi người bị hai người lính cầm hai đầu dây thừng tròng qua cổ và kéo thật
mạnh cho đến khi tắt thở. Các tín hữu làng Quần Cống rước các vị đưa về quê mình, và
tổ chức an táng trọng thể.
Đức Piô XII đã suy tôn ba anh hùng tử đạo : Đaminh Phạm Trọng Khảm, Giuse Phạm
Trọng Tả, Luca Phạm Trọng Thìn lên bậc chân phước ngày 29-04-1951. Ngày 19-06-
2002, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các Ngài lên hàng hiển thánh.
Lạy Thánh Đaminh Khảm, xin cầu cho chúng con.