2. Mỉm cười, Thể hiện phong thái hòa nhã, tử tế, bắt tay thân thiện.
Bạn có bao giờ nghe câu Thánh ca xưa, “Người ta sẽ nhận ra chúng ta là Ki-tô hữu vì tình yêu chúng ta trao nhau, vì tình yêu chúng ta trao nhau …”? Ngày nay điều này không còn đúng nữa. Người Ki-tô hữu cũng đã trở nên mất lịch sự và vô cảm như bao người khác, đôi khi có vẻ còn tệ hơn! Chúng ta hãy làm mới lại tình yêu của người Ki-tô hữu bằng nụ cười cho mọi người chung quanh, nhường chỗ cho người khác khi xếp hàng hay giúp những cụ già băng ngang qua đường.
“Chúng ta hãy luôn gặp và chào nhau bằng nụ cười, vì nụ cười là dấu hiệu ban đầu của tình yêu.” – Mẹ Teresa
3. Hãy lên mạng xã hội (giao tiếp thôi mà!), gọi thăm một người bạn, đến thăm một người bạn.
Đúng, Tôi biết là chúng ta có hàng lô những bài post về mạng xã hội bị lạm dụng như thế nào, nhưng bạn cứ mạnh dạn lên, hãy sử dụng nó! Tuy nhiên, dùng nó để làm vinh danh Thiên Chúa. Hãy chia xẻ một đoạn Thánh Kinh với bạn bè. Vào tìm lại những người bạn học cũ. Liên lạc hàng ngày với mọi người để xây dựng mối quan hệ. (Nhưng không dừng ở đó, hãy lên kế hoạch mỗi tuần để gặp gỡ bạn bè thân quen hay bà con họ hàng.)
“Tình bạn là cội nguồn của niềm vui bất tận, không có bạn bè thì ngay cả một sự nghiệp hợp ý nhất cũng trở nên chán ngắt.” – Thánh Thomas Aquinas
4. Hãy nói với ai đó rằng bạn yêu họ và tại sao bạn yêu.
Tôi chưa bao giờ thấy một ai đó cảm thấy chán khi nghe người khác nói họ được mọi người yêu mến. Điều đó thậm chí còn tốt đẹp hơn nhiều nếu họ biết lý do tại sao họ được yêu mến! Bất kể người đó là cha mẹ bạn, là anh chị em ruột của bạn, hay là con cái của bạn. Mỗi ngày bạn hãy nói với ít nhất 1 người là bạn yêu họ, và hãy biến việc đó thành một thói quen hàng ngày.
“Bạn học nói bằng cách tập nói, học tập bằng việc học hỏi, học chạy bằng cách tập chạy, học việc bằng chính việc làm, và như vậy bạn hãy học yêu bằng chính tình yêu. Những ai cho rằng họ có một cách học khác là họ đang lừa dối chỉnh bản thân họ.” – Thánh Francis de Sales
- Hãy nói về Thiên Chúa
Hãy kết hiệp với Thiên Chúa trong suốt ngày dài của bạn, chứ không chỉ riêng trong giờ cầu nguyện. Hãy đưa Ngài vào trong những cuộc chuyện trò với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp khi bạn có thể. Chúng ta rất hào hứng nói về những thứ chúng ta thích – phim ảnh, nhà hàng, con người … nhưng chúng ta lại chẳng mấy khi, hay không bao giờ nói về Thiên Chúa theo cách như vậy.
“Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta phải dừng sứ mạng loan báo tin mừng; hơn thế nữa, mỗi chúng ta hãy tìm ra những cách phù hợp để nói về Chúa Giê-su ở bất cứ đâu thuận tiện. Tất cả chúng ta đều được mời gọi để làm chứng nhân sống cho những người chung quanh về tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Người không nhìn đến những thiếu sót của chúng ta mà còn tạo cho chúng ta cơ hội để đến bên Người, lắng nghe Lời Người và nhận lấy sức mạnh nơi Người, và làm cho cuộc sống chúng ta trở nên đầy ý nghĩa.” – Đức Giáo Hoàng Phanxico
- Hy sinh một điều gì đó
Điều rất quan trọng đối với chúng ta là chúng ta phải học cách hy sinh mỗi ngày và dâng những hy sinh đó lên cho Chúa. Những hy sinh này chẳng phải là gì to tát ghê gớm. Ăn bánh mì không bơ. Tắt radio và lái xe trong thinh lặng. Đó là những điều nhỏ nhặt đang vun đắp cho sự thánh thiện của chúng ta và giúp chúng ta vượt qua được những ràng buộc với vật chất thuộc thế gian này.
“Không có chỗ cho tính ích kỷ — và không có chỗ cho sự sợ hãi! Đừng e ngại khi tình yêu cần có những thể hiện. Đừng sợ hãi khi tình yêu đòi những hy sinh.” – Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II