Các hoạt động và Nghi thức Phụng Vụ gồm có:
I-Thánh lễ Misa hay Tạ Ơn ( Eucharist): là đỉnh cao của mọi hoạt động Phụng Vụ vì nó diễn lại qua nghi thức phụng vụ trước hết Bữa tiệc của Chúa Giêsu với Nhóm Mười Hai trước giờ Người bị trao nộp, bị hành hình và sau đó bị treo trên thập giá là bàn thờ Chúa dùng để dâng Hy tế đền tội cho nhân loại lên Chúa Cha lần đầu năm xưa.Như thế, Thánh lễ Tạ Ơn vừa diễn lại Hy tế thập giá , vừa là hành động ca ngợi và cảm tạ Chúa Cha nhờ Chúa Kitô, trong tinh thần cảm tạ của Chúa dâng lên Chúa Cha sau đây:
” Phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất
Khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho Con.” ( Ga 17: 4)
Mặt khác, qua Thánh lễ Tạ Ơn, Giáo Hội cũng xin ơn tha thứ và thánh hóa cho con cái còn sống và tha tội cho các linh hồn nơi Luyện tội, vì Thánh lễ là chính nguồn mạch từ đó chúng ta nhận được ân sủng dồi dào của Thiên Chúa để giúp cho chúng ta được nên thánh như lòng Chúa mong muốn là ” Anh em hãy nên hoàn thiện ( nên thánh) như Cha anh em trên Trời là Đấng hoàn thiện.” ( Mt 5 :48).Vì thế , không có việc đạo đức nào trong Giáo Hội cao trọng và đẹp lòng Chúa Cha hơn Thánh lễ Misa vì đây chính là Hy Tế, lời ngợi khen và cảm tạ của Chúa Kitô dâng lên Chúa Cha thay cho chúng ta, những kẻ tội lỗi được Chúa thương yêu và qui tụ trong Giáo Hội là thân thể nhiệm mầu của Người. Do đó, khi tham dự và hiệp dâng Lễ với linh mục cử hành nhân danh Chúa Kitô, chúng ta được hưởng nhờ những lợi ích lớn lao của Hy Tế mà Chúa Kitô tiếp tục dâng lên Chúa Cha qua tác vụ của Giáo Hội để tuôn đổ mọi ơn lành của Chúa cho chúng ta, những người còn sống đang lữ hành với Giáo Hội và cho các tín hữu đã ly trần mà chưa được hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng.
Nói đến việc cử hành và tham dự Thánh lễ Tạ Ơn, chúng ta cần lưu ý những Qui đinh về Nghi Thức cử hành Thánh lễ mà Giáo Hội đã ban hành từ xưa đến nay như sau:
1-Trước hết là Nghi thức lễ Tridentine hay Lễ Latinh. Gọi là Lễ Tridentine vì Công Đồng chung Tridentinô (1545-1563) đã khuyến cáo Đức Thánh Cha duyệt xét lại và cho ấn hành những sách thánh trong đó có Sách Lễ Rôma ( Missale Romanun). Kết quả ngày 4 tháng 7 năm 1570, Đức Thánh Cha Piô V đã ban hành cho sử dụng trong toàn Giáo hội Sách lễ Roma cử hành hoàn toàn bằng tiếng La tinh để nói lên sự hiệp nhất của Giáo