Tâm tình bên ly cà-phê sáng!

Quí phụ huynh Vinh Sơn Liêm thân mến,

“Góc Cà-Phê Chúa Nhật” sau giờ lễ sáng, trong lúc các em thiếu nhi sinh hoạt, Chúa Nhật vừa qua, ngày 9 tháng 6, đã nhộn nhịp sinh hoạt lần thứ 2.  Chút nắng ấm ban mai của mùa Đông Melbourne đã sưởi nóng thêm bầu khí ấm cúng tình thân của quí phụ huynh.

Uống ly cà phê, tay bắt mặt mừng, hỏi han, làm quen… và nhất định đã nhờ Thánh Linh nên có cả việc nhiều người đã dễ dàng thích hợp hăng hái, tự phát, chia sẻ ưu tư, kinh nghiệm của nhau trong việc giáo dục con cái nữa!

Theo ý kiến của một số người tham gia vừa qua, Ban Điều Hành Phụ Huynh Vinh Sơn Liêm chúng tôi xin kính mời cộng đoàn, quí phụ huynh ghé thăm “Góc Cà-Phê Chúa Nhật” và tham gia sinh hoạt của chúng tôi vào lần tới.

Trước là tìm hiểu một trong những sáng kiến mới của Hội Phụ Huynh trong các sinh hoạt hiện tại tại trung tâm đang cần ý kiến và hỗ trợ cụ thể của quí vị.

Sau là đặc biệt tuần tới Chủ Nhật ngày 16 tháng 6 2019, “Góc Cà Phê Chúa Nhật” của chúng tôi sẽ sinh hoạt với chủ đề đang là ưu tư của nhiều phụ huynh: Làm Thế Nào Để Sống Với Con? Vừa Là Cha Mẹ Vừa Là Bạn Hữu.

Anh Tống Ngọc Lân, thành viên tích cực của cộng đoàn, nhất là một phụ huynh nhiều kinh nghiệm và tâm huyết trong việc tổ chức sinh hoạt của Chương trình Thăng Tiến Hôn Nhân Victoria sẽ phụ trách phần chia xẻ với chúng ta trong đề tài này.

Nay kính,

Tống Hải Sơn

 Xin gửi quí vị bài tóm tắt của anh Lân dưới đây để đọc trước

 Làm Thế Nào Để Sống Với Con? Vừa Là Cha Mẹ Vừa Là Bạn Hữu.

 Con học bằng cách nhìn thấy việc trước mắt nhiều hơn bằng cách nghe giảng dạy lê thê, nên cách trở nên bạn bữu với con là con nhìn thấy cha mẹ sống bạn hữu với nhau. Tình bạn hữu có một số đặc tính mà cha mẹ sống với nhau thế nào thì cũng sống với con như vậy. Những việc bình thường trong nhà như đưa cho nhau ly nước, cầm dùm cái áo, ngồi xuống cùng nhau mở lịch tính ngày đưa con đi khám răng, mỗi việc đều là dịp anh chị lắng nghe nhau, chứ không bực tức to tiếng với nhau. Cách thức anh chị cư xử với nhau đã dạy con nhiều hơn lời nói.

(Trong sách Phương Pháp giáo Dục Con – chương 19 Linh Mục Phêrô Chu Quang Minh. SJ)

Con thấy Cha Mẹ sống bạn với nhau nên nhận cha mẹ là bạn của mình

Em Ngôn là con của chị Hành, em Hợp là con của chị Nhất, hai gia đình ở gần nhau, nên con học chung một trường. Các em vui vẻ với thầy cô và chúng bạn, nhưng khi về nhà, anh chị Hành than phiền là Ngôn lầm lỳ không nói, còn anh chị Nhất khoe rằng điều gì Hợp cũng nói cho cha mẹ biết. Cùng lúa tuổi 13 và cùng với một cách cư xử với người ngoài, nhưng khi về nhà hai em cư xử khác nhau. Như vậy, không phải do cá tính và do bầu khí trong gia đình đã tạo ra cư xử khác nhau này. Một trong các nguyên nhân là cha mẹ cư xử với nhau như thế nào thì con bắt chước và cư xử như vậy.

Dấu hiệu nào chứng tỏ cha mẹ là bạn hữu của con?

  • THẬT TÌNH VUI VẺ khi gần con;
  • NÓI RA SỰ NGƯỠNG MỘ điều tốt nơi con;
  • CHIA SẺ TÂM TƯ với con;
  • LẮNG NGHE là kín đáo, KHÔNG NÓNG GIẬN và không GIẢNG GIẢI LÊ THÊ.

Muốn là bạn hữu của con thì cha mẹ“Làm thế nào để sống với con Vừa là cha mẹ, vừa làn bạn hữu”? cần chịu trách nhiệm về việc mình làm.

Tâm lý này dễ hiểu vì cha mẹ làm gì thì con bắt chước làm theo. Nếu cha mẹ lịch sự, tư cách đàng hoàng thì con cũng dễ nhã nhặn lễ phép.Trái lại nếu cha mẹ cãi vả, nóng nảy thì con cũng thường cư xử như vậy.

Đó là lý do nếu cha mẹ muốn là bạn hữu của con thìcần nhận lấy trách nhiệm về việc mình làm,vì căn bản của tình bạn là giúp đỡ chứ không phải đổ lỗi, rồi lên án kết tội nhau.

1. Kể lại một lần tôi độc đoán, nên con không làm theo ý tôi, lại uất ức lâu dài với tôi

2. Kể lại một kinh nghiệm tôi bị chạm tự ái, tới mức như quỵ lụy con,nhưng nhờ đó mà con hoặc tuổi trẻ lại tín nhiệm tôi

Sách tham khảo thêm: The Two Worlds Of Your Teenager – Sonya Karras & Sacha Kaluri;  Teach your Child How To Think – Edward de Bono