1. Đếm những điều hạnh phúc và may mắn quanh mình
Cách tốt nhất để thực hiện điều này là bạn lập ra quyển sổ tay như dạng “Nhật ký biết ơn”, trong đó bạn ghi từ 3 – 5 điều mà bạn biết ơn và cảm kích nhiều nhất. Thực hiện điều này một tuần một lần và đọc nó vào đêm chủ nhật. Cố gắng ghi vào “Nhật ký biết ơn” , càng nhiều điều làm cho bạn hạnh phúc càng tốt.
2. Tập thể hiện lòng tốt
Trở nên tử tế với những người khác, bất kể là bạn bè hay người lạ. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy khoan dung, độ lượng và có quan hệ tình cảm tốt hơn với những người khác. Nó cũng giúp bạn luôn nở nụ cười, sẽ nhận được sự trả ơn từ những người chung quanh.
3. Thưởng thức niềm vui và điều kỳ diệu thoáng qua trong cuộc sống
Biết thưởng thức hương vị ngọt ngào của quả dâu chín hoặc sự ấm áp của mặt trời khi bạn bước ra từ bóng tối. Một vài nhà tâm lý còn khuyên bạn nên chụp những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc thích thú trong cuộc sống để bạn xem lại khi rơi vào những thời điểm thiếu niềm vui.
4. Cảm ơn người giúp đỡ mình
Nếu nợ ai đó đã từng giúp mình vượt qua một thời điểm khó khăn trong cuộc sống, bạn đừng do dự mà hãy ngay lập tức bày tỏ lòng biết ơn của mình. Nếu có thể, bạn nên gặp trực tiếp người đó để nói lời cảm ơn.
5. Học cách tha thứ
Vứt bỏ sự giận dữ và oán giận bằng cách viết một lá thư bày tỏ sự tha thứ cho ai đó đã xúc phạm hoặc làm điều gì xấu đối với bạn. Không biết tha thứ gắn liền với sự suy tư dai dẳng và sự nung nấu phục thù, trong khi biết tha thứ sẽ giúp bạn có được những cảm giác tốt đẹp về quá khứ và đầu óc yên tĩnh, thoải mái ,bình an .
6. Dành thời gian và sức lực vào bạn bè và gia đình
Nơi bạn sống, thu nhập, địa vị xã hội và thậm chí cả sức khỏe đều chỉ có những tác động nhỏ đến cuộc sống của bạn. Nhân tố lớn nhất, có tác động mạnh mẽ nhất, đó là mối quan hệ cá nhân. Hãy vun đắp cho điều đó thật nhiều .
7. Chăm sóc cơ thể mình
Ngủ, luyện tập thể thao và cười thật nhiều – tất cả có thể giúp bạn có tâm trạng thoải mái trong khoảng thời gian ngắn. Luyện tập những điều này thường xuyên sẽ giúp cuộc sống hằng ngày của bạn thoải mái hơn.
8. Vạch ra kế hoạch đối phó với stress
Bạn hãy tin vào những câu thành ngữ “Điều đó rồi sẽ qua đi” hoặc “Điều đó sẽ không giết chết tôi, trái lại sẽ giúp tôi trở nên mạnh mẽ hơn”.
Và quan trọng nhất, bạn hãy tập những điều ấy trong cầu nguyện tin tưởng Chúa.