
9/ Nếu ta có hứa cầu nguyện cho ai đó, ta phải làm sao? Ta hãy xem việc ta sắp làm khi dâng lễ tế trên bàn thờ là việc tuyệt diệu chừng nào, để từ đó ta sẽ thực hành sao cho hoàn hảo hết sức có thể. Nếu có hứa đọc kinh cho ai thì chỉ nên đọc trước hay sau Thánh Lễ, bởi vì các bài Kinh Thánh nuôi dưỡng ta bằng Lời Chúa, các kinh nguyện tiến lễ, thánh hiến và hiệp lễ, thanh tẩy, nuôi dưỡng và làm cho linh hồn ta thêm vững mạnh khi phải đối phó hằng ngày với ma quỷ, xác thịt, thế gian. Ta phải cùng với Linh Mục dâng lễ tế hy sinh lên Thiên Chúa và cúi mình thờ lạy Thánh Thể Ngài và dâng tiến Mình Máu Chúa Ki-tô lên Thiên Chúa Cha để cầu cho kẻ sống, người chết.
10/ Kinh thường và kinh đọc trong Thánh Lễ, kinh nào quan trọn hơn? Nhiều người phân vân khi phải bỏ đọc kinh hằng ngày để đi tham dự Thánh Lễ, thực ra không nên lơ là với các kinh nguyện trong Thánh Lễ, nó quan trọng hơn những kinh mà họ thường đọc riêng rất nhiều, tựa như vàng đem so với đồng. Bởi vì kinh nguyện thường ngày lúc nào đọc cũng được, còn kinh nguyện trong Thánh Lễ chỉ có giá trị đầy đủ khi dâng cùng với hiến lễ, ngay cả khi ta bỏ hết những kinh đọc hằng ngày, ta cũng chẳng bị thiệt nhiều như khi ta bỏ sót các hành vi phụng tự trong Thánh Lễ, vì Thánh Lễ vượt trội hơn hết những việc đạo đức khác.
11/ Những lời kinh quan trọng nhất: Lúc đọc lời Kinh “Xin Chúa thương xót”, ta đấm ngực 3 lần, tỏ lòng sám hối về những tội ta trót phạm, như khi Chúa Ki-tô sấp mặt xuống đất trong vườn cây dầu/ trong nước mắt đắng cay và mồ hôi nhuộm Máu vì tội của ta.
12/ Ý nghĩa của kinh “Thánh, Thánh, Thánh”: Đây là lúc ta hết lòng khiêm cung thờ lạy Ba ngôi Thiên Chúa, vì theo ngôn sứ Isaia, những lời này được các Thiên Thần xướng lên.