Sống đạo hôm nay: SỐNG MẦU NHIỆM THÁNH LỄ
Anh chị em thân mến! để hiệp thông một các sâu xa khi đi dâng lễ, dần từng bước chúng ta tìm nhiều về Thánh lễ và phụng vụ Thánh lễ. Trước hết: Các Thiên Thần Tổng lãnh, các Dũng thần, Quyền thần, Bệ thần, Quản Thần, Thần Sốt Mến …… được nhắc trong Kinh nguyện Thánh thể, trong Thánh lễ – họ là ai?
1. Các Thiên Thần Sốt Mến (Seraphim) (Is 6,2)
Đoạn sách Isaia đã nhắc đến “các thần Seraphim đứng chầu trước ngai Thiên Chúa. Mỗi vị có sáu cánh: hai cánh để che mặt, hai cánh để che chân và hai cánh để bay. Các vị ấy đối đáp tung hô: Thánh! Thánh! Chí Thánh! Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa”. Hầu hết các kinh Tiền Tụng trong sách Lễ Roma đều nhắc đến “các Thiên Thần và Tổng Lãnh Thiên Thần, các Thần Sốt Mến, các Bệ Thần và Quản Thần cùng toàn thể đạo binh thiên quốc”.
2. Các Thiên Thần Hộ Giá hay Lãnh thần (Cherubim) (St 3, 24; Ed 10,3)
Được nhắc đến trong rất nhiều sách khác nhau, như Sách Sáng Thế 3,24, Sách Êdêkien 10,12-14, Sách Các Vua quyển thứ nhất 6, 23-28 và Sách Khải Huyền 4, 6-8. Trong cựu ước, các vị cầm kiếm canh giữ cây trường sinh ở giữa vườn Địa Đàng và Canh Giữ Vinh Quang Thiên Chúa. Biểu tượng của các ngài là Quyền Lực của Thiên Chúa. “Người trục xuất con người, và ở phía đông vườn Ê den, Người đặt các thần hộ giá với lưỡi gươm sáng loé, để canh giữ đường đến cây trường sinh” (St 3:24). Trong Tân Ước các vị là các Lãnh Thần hiện diện trong thời khải huyền (Khải Huyền 4-6).
- Các Bệ thần (Thronis) (Ed 10,3; Col 1,16); Các Quản Thần (Dominationibus) (1 Cor 15,24; Ep 3,10, Col 1,16); Các Quyền Thần (Potestates) (Rm 8,38; 1Cor 15,24; Ep 1,21, 1Pr 3,22); Các Dũng Thần (Virtutibus) (Ep 1,21)
Các thiên thần này cũng xuất hiện nhiều trong Kinh Thánh như: Sách Khải Huyền 11,16 và Thư gửi tín hữu Côlôxê 1,16 hoặc trong thư gửi tín hữu Êphêsô 1,21. Tuy nhiên, khi Phaolô nhắc tới những quyền năng, tước vị của “mọi quyền lực thần thiêng”, có ngài cũng theo cách nghĩ của người đương thời và chỉ liệt kê mà không nhằm xác định rõ tước vị, phẩm trật nào cả, mà cho dù có đi nữa thì tất cả cũng phải phục quyền của Đức Kitô (x.Cl 1,6; 2,15; Pl 2,9)[3].
Các Bệ thần được miêu tả dưới hình dạng những bánh xe, có nhiều mắt trên vành bánh (theo thị kiến của tiên tri Êdêkien 1,15-21). Các thiên thần này biểu tượng cho công lý và quyền uy của Thiên Chúa. Ngai thần thì có hình dáng là chiếc ngai vàng. Cùng với các Thần Sốt Mến và Hộ Giá, các Ngai thần không bao giờ ngủ mà canh giữ cho ngai tòa của Thiên Chúa. Các Ngai thần dường như có mối quan hệ mật thiết với các Thần Hộ Giá, theo sách Êdêkien: “Khi các thần hộ giá dừng lại, các bánh xe cũng dừng lại, khi các thần hộ giá cất mình lên, các bánh xe cũng cất lên theo, bởi vì thần khí của sinh vật ở trong các bánh xe” (Ez 10,17).
(còn tiếp)