Sống đạo hôm nay: SỐNG NĂM PHỤNG VỤ

Sống đạo hôm nay:

SỐNG NĂM PHỤNG VỤ

II. NGÀY CHÚA NHẬT

“Theo truyền thống tông đồ bắt nguồn từ chính ngày Chúa Kitô sống lại, Hội Thánh cử hành mầu nhiệm Phục sinh vào mỗi ngày thứ tám, ngày thật đáng

được gọi là ngày của Chúa hay ngày Chúa Nhật’ (PV 106). Ngày Chúa Kitô Phục sinh vừa là ‘Ngày thứ nhất trong tuần’ vừa gợi lại ngày đầu của công

trình sáng tạo, vừa là ‘Ngày thứ tám’, sau khi ‘an nghỉ’ trong ‘ngày Sa-bát vĩ đại’, Chúa Kitô khai mạc ‘ngày Chúa đã làm nên’, ‘ngày không còn đêm tối’.

Bữa tiệc của Chúa là trọng tâm của ngày này, ở đó tất cả cộng đoàn tín hữu được gặp Chúa Kitô Phục sinh, Đấng mời gọi họ vào dự tiệc : ‘Hôm nay là

Ngày của Chúa, ngày của các Kitô hữu, cũng là ngày của chúng ta. Hôm nay được gọi là ngày của Chúa, vì là ngày Đức Giêsu khải hoàn lên với Chúa Cha.

Nếu người ngoại giáo gọi là ‘ngày mặt trời’, chúng ta cũng sẵn sàng chấp nhận: vì hôm nay, muôn dân được thấy Ánh Sáng, hôm nay Mặt Trời Công Chính

mang lại ơn cứu độ xuất hiện’ (Th Giêrimô).

Ngày Chúa Nhật là ngày tuyệt hảo để cộng đoàn tín hữu tập họp cử hành Phụng Vụ, ‘để lắng nghe Lời Chúa và tham dự vào Bí tích Thánh Thể, để kính

nhớ sự Thương Khó, Phục sinh và Vinh quang của Chúa Giêsu, đồng thời cảm tạ Thiên Chúa, vì Người đã dùng sự Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô từ trong kẻ chết mà tái sinh họ trong niềm hy vọng sống động’ (PV 106)” (GLHTCG 1166-1167)

Họp nhau cử hành mầu nhiệm Vượt Qua vào ngày Chúa Nhật là một truyền thống sống động bắt nguồn từ thời các tông đồ, nên nó không chỉ là

luật buộc, mà còn là một nhu cầu sinh tử của Kitô giáo và là một đòi hỏi nội tại của đức tin các Kitô hữu. Nếu các Kitô hữu họp nhau vào một ngày

khác mà lại không phải là ‘Ngày của Chúa’, ngày truyền thống của Hội Thánh, thì còn gì là hiệp thông nữa ! Vì thế Hội Thánh không bao giờ bỏ mất ngày

Chúa Nhật của mình vì Hội Thánh không thể từ khước bản chất của mình là cộng đoàn họp mừng mầu nhiệm Vượt Qua của những kẻ tin vào Chúa Phục

Sinh.

Giáo Luật điều 1248 khỏan 1 quy định :

“Ai tham dự thánh lễ vào chính ngày lễ hay vào chiều ngày trước lễ, thì người ấy đã chu toàn việc buộc dự lễ”.

Vì thế, thánh lễ chiều thứ Bảy và chiều trước ngày lễ trọng sẽ phải cử hành cho long trọng và đầy đủ mọi yếu tố của ngày chính lễ. Nếu lễ trọng có lễ

vọng thì chiều hôm trước phải cử hành lễ vọng, còn nếu không có lễ vọng thì